SỰ TINH TẾ CỦA NHỮNG THỨ KHÔNG LỜI

Trong văn chương, điện ảnh, âm nhạc, hay nghệ thuật nói chung, thứ đẹp đẽ nhất, sâu sắc nhất, đáng nhớ nhất là điều không được thể hiện rõ ràng, không dễ thấy, không dễ hiểu, buộc người ta phải chìm đắm, phải hiểu, phải cảm nhận. Trong Sắc, Giới (2007), Vương Giai Chi và Dịch chưa từng nói một câu yêu đương nào, thậm … Đọc tiếp SỰ TINH TẾ CỦA NHỮNG THỨ KHÔNG LỜI

Chopin mãi là trái tim của Ba Lan

Bài viết kỷ năm 20 năm ra đời của The Pianist (2002) – một tuyệt tác điện ảnh của Roman Polanski Vùng đất Ba Lan xinh đẹp sản sinh cho nhân loại biết bao tài năng và vĩ nhân, nhưng Chopin mãi là trái tim của Ba Lan. Nhẽ vì thế, Roman Polanski đã dùng chính Chopin để làm nền cho bộ phim xuất sắc … Đọc tiếp Chopin mãi là trái tim của Ba Lan

Tình dục, đắm say và phản bội

Những phân cảnh mang yếu tố tình dục (gọi ngắn gọn là cảnh sex) chưa bao giờ là những cảnh quay dễ dàng trong điện ảnh, bởi ranh giới giữa dung tục và nghệ thuật trong những phân cảnh này rất mong manh. Hoặc là anh làm nó trở thành một phần quan trọng của mạch phim và khiến cho khán giả cùng say mê với sự thân mật giữa hai nhân vật, hoặc là anh khiến cho khán giả nhộn nhạo vì chẳng hiểu sao lại cần có một thứ dung tục thế này phá vỡ cái đẹp và cái nghệ thuật xuyên suốt cả bộ phim, chưa kể đến những bộ phim dở với cảnh sex cũng tệ hại nốt. Tuy nhiên, dù thế nào thì cảnh sex vẫn là một yếu tố cổ điển cần thiết trong điện ảnh, dĩ nhiên, người ta không cần làm tình suốt để chứng tỏ tình yêu hay sự kết nối của mình, nhưng không có gì có thể phơi bày bản thể chân thật nhất của hai con người rõ ràng hơn khoảnh khắc họ thăng hoa (hoặc là nhấn chìm nhau) trong sự kết hợp nóng bỏng của mồ hôi nhớp nháp, hơi thở nặng nề, và những lời thì thầm vô thưởng vô phạt hư hỏng, đầy kích thích. Trong Sắc, Giới (2007), chúng ta được thấy chính xác lý do vì sao tình dục quan trọng đối với mạch truyện, những cảnh làm tình đẫm đầy hơi thở nhục dục, tình yêu và cả sự bội phản, sự mâu thuẫn tự sâu thẳm giữa Dịch và Vương Giai Chi là phần bổ sung không lời để khiến cho câu chuyện của hai con người, hai nhân vật này trở nên thêm sâu sắc mà không cần bất cứ ai phải huỵch toẹt ra điều gì.

Chỉ từ một ánh nhìn cũng có thể biểu hiện muôn vàn lời nói. Ảnh: cắt từ phim.
Đọc tiếp “Tình dục, đắm say và phản bội”

Con Hủi – Từ văn học đến màn ảnh

Một tiểu luận của Lena et Films.

Gabriel García Márquez từng nói: “Tôi nghĩ không một bộ phim nào có thể nâng tầm một cuốn tiểu thuyết hay, nhưng có rất nhiều phim hay được làm nên từ những cuốn sách rất dở”, tất nhiên khi một nhận định được đưa ra bởi cha đẻ của hai tác phẩm được liệt vào hàng đồ sộ của nhân loại suốt vài trăm năm qua, thì nhận định của ông khó mà sai được và ý nghĩa của nó còn sâu xa bên dưới những con chữ nữa, đấy là trong trường hợp có người vội đọc và vội kết luận rằng Márquez đang thiên kiến. Quan điểm của ông được chứng minh không dưới hàng trăm lần trong suốt chiều dài của lịch sử văn học và điện ảnh, từ khi điện ảnh xuất hiện, các nhà điện ảnh dường như đã không ngừng nghỉ khai thác các chất liệu của văn chương để đưa lên màn ảnh. Thật hiếm có tác phẩm nào được liệt vào hàng kinh điển mà không có ít nhất 1 bộ phim được chuyển thể từ đó. Nhưng của đáng tội, hình như là ý nghĩ vận vào cuộc đời, xưa nay cụ Márquez kịch liệt phản đối chuyện đưa tác phẩm của mình lên phim dù các nhà làm phim năm lần bảy lượt đến tìm cụ, thậm chí cụ còn xúi cả đại diện hét giá tận trời xanh mà vẫn có người mò đến, xong sau này chả hiểu cò cưa thế nào mà Tình yêu thời thổ tả của cụ được lên phim, tác phẩm duy nhất được lên phim khi cụ còn sống, và phim dở ẹc. Gần đây Netflix dụ được con giai cụ ký đồng ý cho làm phim Trăm năm cô đơn chả biết bằng cách nào, nhưng không ai kỳ vọng gì vào phim ảnh cả vì Trăm năm cô đơn vốn dĩ đã quá xuất sắc và cực kỳ khó để trọn vẹn cái xuất sắc ấy lên phim ảnh.

Ảnh: Dean2020


Ấy chết, tôi hình như lại đưa màn dạo đầu hơi dài dòng rồi, khổ lắm cái tính dài dòng không sửa được. Dưng mà cụ Márquez đúng là một ví dụ thú vị để mào đầu cho một bài viết xoay quanh chuyện chuyển thể một tác phẩm văn học. Con Hủi của nữ văn sĩ Ba Lan – Helena Mniszek ra mắt năm 1909, và là tác phẩm đầu tay của bà, là một minh chứng cho nỗ lực đưa một tác phẩm hay lên phim nhưng chỉ nỗ lực thôi thì chưa đủ. Kể từ khi ra đời, tác phẩm đã chịu sự ghẻ lạnh của giới phê bình và không được chú ý đúng mực cho mãi đến nhiều năm sau, nhưng ngược lại, công chúng lại đón nhận nó nồng nhiệt. Nhưng dù thế nào, Con Hủi vẫn “sống” trong lòng văn chương thế giới suốt hơn 100 năm qua và đưa tên tuổi Helena Mniszek ghi dấu ấn sâu đậm trong văn chương thế giới. Trong hơn 100 năm kể từ khi ra đời, Con Hủi đã được lên phim tổng cộng 4 lần, bao gồm 3 phim điện ảnh và 1 bộ phim truyền hình, vào các năm 1926, 1936, 1976 và 1999 (bản phim truyền hình). Do có những phim đã quá lâu rồi nên tư liệu của phim cũng rất khó, cho nên tôi sẽ nói chủ yếu về 3 bản 1936, 1976 và 1999.

Đọc tiếp “Con Hủi – Từ văn học đến màn ảnh”

Mượn chuyện nói chuyện

Iran luôn thuộc nhóm các quốc gia có chế độ kiểm duyệt khắt khe, ngặt nghèo nhất, thậm chí theo xếp loại Chỉ số Tự do báo chí Thế giới năm 2020 của Tổ chức nhà báo không biên giới, Iran xếp thứ 173/180 về tự do báo chí. Pháp luật Iran chứa đựng nhiều quy định mở cho phép nhà cầm quyền nước này … Đọc tiếp Mượn chuyện nói chuyện

Nghệ thuật và Kiểm duyệt

Trường đoạn mở đầu của Cinema Paradiso (1988) có cảnh ông mục sư nhà thờ địa phương, cũng là địa điểm đặt rạp chiếu phim duy nhất của thị trấn, ngồi kiểm duyệt các cuốn phim sắp chiếu. Cứ hễ đến cảnh hôn là ông mục sư sẽ rung chuông và Alfredo – người chiếu phim của rạp sẽ xé một tấm giấy và dán … Đọc tiếp Nghệ thuật và Kiểm duyệt

Sự đổi thay của thế giới hay hào quang nghiệt ngã của ánh đèn sân khấu

Ở đời, tre già măng mọc xưa nay là lẽ dĩ nhiên. Với nơi sân khấu hoa lệ không thiếu những tài năng, sự đào thải còn nhanh chóng hơn nữa, đôi khi người ta không cần già đi nhưng đã thấy mình thuộc một thế hệ khác khi những tài năng mới xuất hiện, những ngôi sao rực rỡ hơn, lộng lẫy hơn được sinh ra. Ở nơi đó, khi một ngôi sao vụt sáng cũng có nghĩa là có ngôi sao nào đó đang lụi tàn. A Star Is Born (2018) – Vì Sao Vụt Sáng, bốn từ ngắn ngủi nhưng gói gọn toàn bộ vinh tàn của một kiếp nghệ sỹ.

Nguồn: The New Yorker

Khi chàng ca sỹ tài năng, nổi tiếng và giàu có Jackson Maine (Bradley Cooper) đang dần sang dốc bên kia sự nghiệp, chàng tìm được cô ca sỹ tài năng Ally (Lady Gaga) ở một cửa hàng tiện lợi nọ. Jackson nhanh chóng bị hớp hồn bởi cô gái xinh đẹp, hẵng còn trong sáng, và tài năng, rồi họ yêu nhau là một lẽ tự nhiên. Jackson đưa Ally theo trong các chuyến lưu diễn của anh, để cô hát tự do những ca khúc của mình, để  từ đó làm tiền đề cho sự ra đời của một ngôi sao mới. Tuy nhiên, có lẽ có một điều mà cả hai đều không lường được từ đầu, ấy là sự ra đời của một ngôi sao mới cũng đồng thời là sự lụi tàn của một ngôi sao cũ. Dù yêu Ally và tự hào về sự thành công của vợ mình, anh cũng khó có thể chấp nhận được sự lãng quên của công chúng đối với mình. Jackson mắc chứng nghiện rượu, anh phá hủy buổi lễ trao giải của vợ mình, phải vào trung tâm cai nghiện, và cuối cùng lựa chọn một cái kết hoàn toàn bế tắc cho cuộc đời đã từng rực rỡ của mình.

Nguồn: Cinema2Cinema

Câu chuyện của Jackson không phải là câu chuyện hư cấu điển hình, mà nó là một tiêu biểu cho thực tế nghiệt ngã của giới giải trí. Giới giải trí từ cổ chí kim đã là ước mơ lấp lánh của biết bao người, những bữa tiệc xa hoa, ánh đèn sân khấu, sự ngưỡng vọng của công chúng – tất cả là những thứ hút hồn dễ khiến người ta không thể thoát ra khỏi. Không dễ gì để một người vốn đã quen với mọi sự chú ý lại một ngày đột nhiên trở nên xa lạ với công chúng, cũng không dễ gì hơn nữa để một đứa “con cưng” của công chúng bộc lộ những điểm yếu của mình. Xa hoa và thượng lưu là thế, nhưng thực chất đứng ở đỉnh cao danh vọng lại luôn đi kèm với nỗi cô đơn khó tỏ. Vậy nên, nhiều khi người nổi tiếng thường sẽ gắn liền với rượu, ma túy, những bê bối mà người bình thường khó có thể chấp nhận, rồi một ngày hủy hoại sự nghiệp và tài năng của chính mình vì những điều đó. Whitney Houston, Frank Sinatra, Freddy Mercury,…những huyền thoại của thế giới chúng ta, những con người mà chỉ cần nhắc đến tên họ thôi là trong đầu ta lập tức vang lên những giai điệu bất hủ, nhưng tất cả họ đều có những kết thúc buồn vì trượt dài trong những thất bại của cuộc sống cá nhân. Trong một concert tại Anh năm 2010, khán giả đã la ó thất vọng vì giọng hát đã bị hủy hoại vì rượu và thuốc lá của Whitney Houston, đó là màn biểu diễn tệ nhất trong sự nghiệp của nữ diva. Frank Sinatra – người đàn ông với những bản nhạc jazz bất hủ nức lòng giới mộ điệu đến ngày hôm nay, trong những tháng này cùng cực và đen tối nhất trong mối quan hệ với Ava Gardner đã suýt đánh mất sự nghiệp đỉnh cao và rực rỡ của mình. Những mối quan hệ toxic, những khoảng lặng, nỗi trống rỗng cô đơn trong lòng thì ai cũng có, nhưng với người nổi tiếng – những người luôn đòi phải xuất hiện trước thế giới một cách toàn vẹn, lộng lẫy nhất – thì những nỗi buồn tầm thường rất con người đó lại là thứ khó lòng bộc lộ nhất. Sự yếu đuối bị che giấu đi một cách thô bạo biến thành sức ép khổng lồ. Trong khi công chúng thì dễ quên, dễ yêu cũng dễ quay lưng, ngày hôm nay anh là “con cưng” của thế giới, ngày mai anh trở thành kẻ bị lãng quên. Vòng lặp của sự đào thải trong ngành công nghiệp giải trí là một bánh răng nghiệt ngã không bao giờ dừng lại. Thế giới giải trí không bao giờ thiếu tài năng, nên công chúng không bao giờ cần phải ghi nhớ quá lâu một điều cũ kỹ khi họ luôn được “bón” cho những “món ăn mới mẻ và độc đáo”, món sau lại hay hơn món trước.

Đọc tiếp “Sự đổi thay của thế giới hay hào quang nghiệt ngã của ánh đèn sân khấu”

[Lưu trữ] Film review:My Missing Valentine

Một trong những “nhiệm vụ” trong campus của chúng tôi tại Far East Film Festival 2021 là viết review về một trong những bộ phim chúng tôi xem trong campus. Đây là bài lưu trữ của bài review của tôi được đăng tại easternkicks.com. Bạn có thể đọc bài gốc TẠI ĐÂY. A post office worker is waiting for her Mr Right but then things … Đọc tiếp [Lưu trữ] Film review:My Missing Valentine

Secretary (2002) v. bộ ba Fifty Shades of Grey (2015 – 2018)

Ở thời điểm bộ tiểu thuyết Fifty Shades of Grey của E.J.James ra đời, nó đã gây sốt trên toàn thế giới và nói không ngoa khi có thể coi đây là một trong những bộ fanfiction thành công nhất khi ngoài việc giúp cho tác giả của nó kiếm được hàng triệu đô từ tiền tác quyền, nó còn được chuyển thể thành bộ ba tình cảm ăn khách. Tuy nhiên, sự ăn khách của Fifty Shades of Grey (2015 – 2018) không phải là loạt phim điện ảnh đầu tiên về đề tài BDSM, mười ba năm về trước, Steven Shainberg đã đưa Secretary (2002) lên màn ảnh và từ đó, bộ phim trở thành một tượng đài khó lòng thay thế trong thể loại phim erotic. Khán giả cũng khó lòng không nhận ra sự tương đồng nhất định của hai bộ phim, vì thế, bài viết này sẽ đặt hai bộ phim tương đồng cả về thể loại và đề tài này để so sánh.

1. Cách khai triển đề tài

Cả hai bộ phim đều tận dụng đề tài về mối quan hệ giữa những nhân vật có khuynh hướng tình dục bao hàm các yếu tố BDSM (thống trị, phục tùng, và kiểm soát) với những trải nghiệm đau đớn và quyền lực nhằm tạo ra căng thẳng, khoái cảm và giải thoát trong tình dục. Tuy nhiên, cách khai triển cốt truyện của hai bộ phim đi theo hướng khác nhau hoàn toàn.

Secretary (2002)  là mối quan hệ tăng dần đều giữa hai cá thể đều bị tổn thương về tâm lý, trò tình ái của Lee Holloway (Maggie Gyllenhaal) và Edward Grey (James Spader) dần dần biến chuyển thành một mối liên kết sâu sắc và toàn diện hơn khi nó từ hoạt động tình dục thuần túy biến chuyển thành mối ràng buộc tình cảm giữa hai người. Sự phát triển này chậm rãi, logic và không vồ vập giúp cho khán giả cảm nhận rõ rệt sự biến chuyển tâm lý nhân vật và thấu hiểu nhân vật hơn dù cho có khó đồng cảm với khuynh hướng tình dục của họ.

Achievement of Secretary Movie by Steven Shainberg |
Phân đoạn “mèo vờn chuột” gây nhức nhối của hai nhân vật chính. Ảnh: Secretary (2002)

Trong khí đó, với Fifty Shades of Grey (2015 – 2018), mạch truyện được triển khai theo hướng lọ lem – hoàng tử kết hợp với người đẹp – quái vật. Cô sinh viên Anatasia “Ana” Steel (Dakota Johnson) 21 tuổi tình cờ “va phải” chàng CEO điển trai, quyến rũ, giàu có Christian Grey (Jamie Dornan) và hai người nhanh chóng bị thu hút bởi nhau, sự chênh lệch thấy rõ ở đây là điển hình của mô tuýp lọ lem – hoàng tử. Tuy nhiên, chàng CEO giàu có, quyến rũ, điển trai lại mang trong mình những vết sẹo tâm lý từ quá khứ và có khuynh hướng tình dục kỳ lạ đã cuốn cô gái trẻ ngây thơ vào cuộc tình mà ở đó cô ấy là kẻ khám phá, kẻ bị động, nhưng dần dà lại trở nên yêu anh, thì đây là mô tuýp điển hình của người đẹp – quái vật. Mối quan hệ giữa Christian và Ana mang sự chênh lệch rõ rệt không chỉ từ địa vị của hai người mà còn từ vai trò của họ trong mối quan hệ của hai người, mối quan hệ giống như một cuộc săn bắt mà ở đó, Ana là con mồi, đặt dưới sự khống chế dịu dàng và quyến rũ của Christian để rồi cuốn vào cuộc tình mà cô không có đầy đủ ý thức về loại hành vi tình dục đó ngoài việc cố gắng để khiến Christian hài lòng, rồi dần dần yêu anh ta. Sự chiều chuộng và bao dung có phần thái quá và phi logic của Ana với Christian biến mối quan hệ của họ gần như lệch trục hẳn về phía Christian, bỏ ngỏ một câu hỏi lớn về vai trò và tiếng nói của Ana trong mối quan hệ này thực sự là gì.

8 questions you're too embarrassed to ask about Fifty Shades of Grey - Vox
Phân đoạn Ana bắt đầu khám phá thế giới dục tình của Christian Grey. Ảnh: Vox
Đọc tiếp “Secretary (2002) v. bộ ba Fifty Shades of Grey (2015 – 2018)”

[Lưu Trữ] ‘Thưa Mẹ Con Đi’ Producer Nguyễn Lương Hằng on Her Hopes for Vietnam’s Indie Cinema

Opening Speech: Đây là bài phỏng vấn trong khuôn khổ campus dành cho các nhà báo trẻ về điiện ảnh trong Liên hoan phim Far East Films 2021 (FEFF 2021) mà tôi được chọn tham gia với tư cách là một đại diện đến từ Việt Nam. Bài viết được đăng tải trên Saigoneer. Đọc bài gốc TẠI ĐÂY Nguyễn Lương Hằng is Zoom-ing in … Đọc tiếp [Lưu Trữ] ‘Thưa Mẹ Con Đi’ Producer Nguyễn Lương Hằng on Her Hopes for Vietnam’s Indie Cinema