Harry Potter 20th Anniversary: Return to Hogwarts (2021) – xúc động, hoài niệm, và ấm áp

After all this time? – Always. Suốt nhiều năm qua, Harry Potter đã trở thành một trong những tiểu thuyết thiếu niên quan trọng nhất và loạt phim franchise từ bộ tiểu thuyết này đã trở thành một trong những franchise thành công nhất thế kỷ 21. Bởi thế, vào ngày cuối năm vừa rồi, khi HBO Max tung ra bộ phim tài liệu kỷ … Đọc tiếp Harry Potter 20th Anniversary: Return to Hogwarts (2021) – xúc động, hoài niệm, và ấm áp

SPOTLIGHT (2015) – TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI VIẾT LÀ NÓI LÊN SỰ THẬT

Rating: 4.5 out of 5.

Ngày 06/01/2002, tờ The Boston Globe – tờ báo điều tra lâu đời nhất nước Mỹ – đăng tải bài phóng sự điều tra về vụ việc lạm dụng và hiếp dâm trẻ em của các linh mục tại Boston và Nhà Thờ đã che giấu những vụ việc này suốt bao năm. Từ khoảng giữa thập niên 1990, hơn 130 người đã tiết lộ những trải nghiệm kinh hoàng thời thơ ấu của họ khi bị lạm dụng hoặc hiếp dâm bởi cựu linh mục John J. Geoghan, từ đó phanh phui ra những vụ lạm dụng và hiếp dâm trẻ em kéo dài suốt hơn ba thập kỷ trong các xứ đạo ở Boston. Khi đi sâu vào điều tra, nhóm phóng viên Spotlight của tờ The Boston Globe, dẫn đầu bởi biên tập viên kỳ cựu Walter V. Robinson, đã khám phá ra gần chín mươi linh mục tại Boston có dính dáng đến các vụ án lạm dụng, hiếp dâm trẻ em. Khi này, vấn đề đặt ra không còn là cá nhân các linh mục mà là trách nhiệm của hệ thống. Nhà Thờ và các cơ quan hành pháp, thậm chí cả cơ quan báo chí, đã nhắm mắt làm ngơ hoặc bỏ qua những bằng chứng, những lời kêu cứu của các nạn nhân và những người ủng hộ. Việc đưa sự việc ra ánh sáng đã gây chấn động công luận nhưng đồng thời cũng vấp phải những rào cản từ cả những cơ quan hành pháp, các luật sư và từ phía Nhà Thờ. Các nhà báo không chỉ phải đối mặt với những khó khăn khi phải tìm kiếm các tài liệu, nhân chứng để vạch trần một sự việc đã tồn tại đến hơn ba mươi năm mà còn phải đối diện với sự lung lạc đức tin, phản ứng của những con chiên Công Giáo khi đứng trước hành động có thể phá bỏ tất cả những điều họ từng tin tưởng. Đây không chỉ là cuộc chiến để phơi bày sự thật mà còn là cuộc chiến trước những tổn thương mà sự thật có thể mang lại cho con người khi khoảng 36% dân số Boston là người Công giáo. Điều tệ hại hơn là những nạn nhân mà các linh mục hướng đến là những đứa trẻ đến từ những gia đình nghèo khổ, tan vỡ, những đứa trẻ sống trong gia đình đông con mà cha mẹ chúng không có khả năng chăm lo – đó là những đứa trẻ dễ bị tổn thương, yếu thế nhất, chúng nghe lời những gã linh mục đó như nghe theo “tiếng gọi của Chúa” – những đứa trẻ hầu hết ở độ tuổi 4 đến 12 tuổi.

Đọc tiếp “SPOTLIGHT (2015) – TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI VIẾT LÀ NÓI LÊN SỰ THẬT”

CHUYỆN TỬ TẾ (1985) VÀ LƯƠNG TRI

Rating: 3.5 out of 5.

Cho đến giờ, dù đã xem Chuyện Tử Tế (1985) của đạo diễn Trần Văn Thủy không biết bao nhiêu lần, tôi vẫn không hết ngạc nhiên vì Việt Nam đã từng có một nhà làm phim, một bộ phim như thế. Bộ phim được làm gần bốn mươi năm về trước này mang một số phận kỳ lạ, nó từng bị cấm chiếu và khiến cha đẻ của nó trở thành một đối tượng trong danh sách theo dõi của an ninh Việt Nam, được mời tham dự Liên hoan phim Lepzig của Đức nhưng lại bị cấm đi tham dự, nhưng sau cùng vẫn đến được Lepzig và mang về giải thưởng cao thứ nhì của Liên hoan phim này, được báo chí quốc tế đánh giá là 1 trong 10 phim tài liệu hay nhất thế giới.

Đọc tiếp “CHUYỆN TỬ TẾ (1985) VÀ LƯƠNG TRI”

THE BONE DETECTIVES (2019) – TIẾN SỸ TEMPERANCE BRENNAN NGOÀI ĐỜI THỰC

Nếu ai từng say mê series phim hình sự Bone (2005 – 2017) với cô tiến sỹ Temperance Brennan hay Bones thông minh, xuất chúng và có thể nhìn xương phá án một cách đầy ly kỳ, không tưởng thì series phim tài liệu 8 tập này chính là dành cho bạn. Trong series The Bone Detectives (2019), khán giả sẽ theo chân Tiến sỹ … Đọc tiếp THE BONE DETECTIVES (2019) – TIẾN SỸ TEMPERANCE BRENNAN NGOÀI ĐỜI THỰC

RỒI MỘT NGÀY HÀ NÓI VỀ TÌNH YÊU

Tôi từng không thích Hồ Ngọc Hà, đó cũng là thời điểm bản thân chưa trưởng thành về nhận thức và vẫn bị kìm kẹp trong tiêu chuẩn sai lầm. Tuy nhiên, kể từ lúc tôi học được bài học về việc tách bạch hành vi ra khỏi cá nhân, rằng ai cũng có phần quá khứ không muốn nhớ và nó không phải là thứ quyết định một con người.

Ngay cả trong thời điểm không thích Hồ Ngọc Hà, tôi vẫn phải công nhận rằng Hà giỏi. Không phải tự nhiên mà Hà có thể tồn tại và vững vàng trong một nơi thị phi như showbiz suốt gần hai chục năm qua, và vươn đến những thành tựu không phải ai cũng đạt được. Chị là mẫu nghệ sĩ đa tài và chăm chỉ, cách làm nghệ thuật của chị đúng kiểu lao động nghệ thuật. Khi theo dõi Hà trên con đường sự nghiệp và cuộc sống, tôi nhận thấy chị là điển hình của một kiểu phụ nữ độc lập, tự chủ đi ngược lại tiêu chuẩn thâm căn cố đế của xã hội. Có lẽ, một phần của những ồn ào đời tư của chị cũng đến từ sự tự chủ đó. Dù đã có một cậu con trai, tôi chưa từng thấy Hà thực sự được hạnh phúc và yên bình. Cho đến khi chị gặp Kim Lý.

Đọc tiếp “RỒI MỘT NGÀY HÀ NÓI VỀ TÌNH YÊU”

Triết lý đằng sau những món ăn trên bàn bếp trưởng

Nếu là một người thường xuyên xem tv series thì hẳn bạn thường xuyên nhấn skip intro hoặc skip recap để tua qua phần giới thiệu thường sẽ lặp đi lặp lại xuyên suốt mấy chục tập phim, và bất kể intro có hấp đến mấy thì cũng hiếm có ai đủ kiên nhẫn để cứ xem đi xem lại một đoạn phim mà mình đã biết trước. Vậy nên, có hai điều đã kéo tôi nấn ná ở phần intro của “Chef’s Table” mãi và hết lần này đến lần khác không nhấn skip intro, thậm chí còn không muốn nó kết thúc, đó là “Winter” cho violin của Vivaldi và toàn bộ sự bận rộn, áp lực xen lẫn tính mỹ học và cầu toàn của các nhà hàng được gói ghém gọn gẽ trong có hơn chục giây intro. Đấy là còn chưa kể đến màu phim và góc máy đều đầy tính nghệ thuật và đảm bảo có thể thỏa mãn bất cứ một kẻ duy mỹ nào.

Lớn lên giữa một vùng đất vừa tập trung biết bao của ngon vật lạ vừa biết chắt lọc tinh hoa của những miền đất khác để biến thành cái riêng cho mình và sinh trưởng trong một gia đình bếp núc, dù chưa bao giờ thực sự đam mê việc vào bếp, thì bằng cách nào đó, tôi vẫn có một niềm đam mê bất tận với thức ăn và niềm vui sâu sắc bất tận mỗi khi thưởng thức một món ngon. Thức ăn tồn tại song hành với sự tồn tại của nhân loại ngay từ thuở sơ khai, không có một nền văn hóa nào hay tín ngưỡng nào có thể vượt quá được sự tôn thờ của con người với thực phẩm, và từ việc ăn uống vô tri với mục đích lấp đầy cái bụng, con người dần nhận ra những khía cạnh sáng tạo và duy mỹ của việc chế biến các loại nguyên liệu thành món ăn thơm ngon, và chiều sâu triết lý trong những kỹ thuật nấu nướng đã được sử dụng từ thời tổ tiên. Đó là lý do mà ngày nay chúng ta có những căn bếp sáng bóng, sạch sẽ không một vết bụi với những nhà hàng được xếp hạng ngon nhất thế giới, nơi mà mỗi chi tiết đều là tiêu chuẩn để nâng cấp trải nghiệm ăn uống của con người, và hơn cả thế, ở những căn bếp đó, chúng ta được thể nghiệm tinh thần và triết lý đằng sau mỗi món ăn mà chúng là diễn giải tư tưởng của một người duy nhất – bếp trưởng. Một người bếp trưởng được ví như một vị nhạc trưởng tài năng trong căn bếp, mà ở đó, mọi sự vận hành của nồi niêu xoong chảo, độ dài ngắn của từng miếng cà rốt, miếng ớt chuông, cho đến lượng sốt được rưới lên miếng bít-tết đều dựa trên sự chỉ đạo và điều hành của anh ta. Ngoài việc thảy nguyên liệu vào nồi và nấu lên lửa, bếp trưởng là linh hồn của cả căn bếp và là lý do thực khách cứ nhất quyết phải tìm đến nhà hàng này chứ không phải nhà hàng khác, bếp trưởng này chứ không phải bếp trưởng khác, bởi anh ta biết cách mê hoặc chiếc lưỡi của từng khách hàng khó tính nhất bằng “bản giao hưởng” được mix riêng cho chỉ nhà hàng của anh, dựa trên ba yếu tố cơ bản: gốc rễ văn hóa – tư tưởng được thụ hưởng – khẩu vị mang tiếng nói của tâm hồn anh. Giống như nhà văn truyền đi tư tưởng anh ta bằng ngôn từ, người đạo diễn cho cả thế giới thấy phẩm chất con người mình qua từng khung hình, thì người bếp trưởng giao tiếp với thế giới bằng chính những nguyên liệu mà ai ai cũng có thể tìm được ở cái chợ cóc ngay gần nhà mình nhưng không phải ai cũng thực sự nói được ngôn ngữ của chúng theo cách của mình.

Chef's table review - Massimo Bottura: A recipe as a social ...
Massimo Bottura của Osteria Francesscana (ss01ep01)_Image from Netflix.

Đọc tiếp “Triết lý đằng sau những món ăn trên bàn bếp trưởng”