[BLACK MIRROR] WHITE BEAR – CÔNG LÝ TRỪNG PHẠT KHÔNG PHẢI LÀ CÔNG LÝ

Black Mirror có lẽ là một trong số ít series phim mà mỗi tập phim đều giống như một bộ phim điện ảnh khi mà mỗi tập phim lại đưa ra một vấn đề khác nhau, có cách khai triển khác nhau và đem đến những kết cục khác nhau. Một trong những tập phim ấn tượng nhất của Black MirrorWhite Bear (tập 2 phần 2) được sản xuất năm 2013, chắp bút bởi Charlie Brooker và Carl Tibbetts đạo diễn.

B
Vitoria cùng tấm ảnh cô bé mà cô ngỡ là con gái mình. Biểu cảm xuất sắc của Lenora Crichlow trong White Bear. Ảnh từ Pinterest.

Tập phim mở đầu bằng cảnh một người phụ nữ tỉnh dậy và hốt hoảng nhận ra cô chẳng nhớ mình là ai, mình đang ở đâu. Những ảo ảnh trở đi trở lại trong đầu không giúp cô dễ chịu hơn mà ngược lại, chúng đẩy cho vào cơn bấn loạn. Victoria – tên người phụ nữ (do Lenora Crichlow thủ vai) – lảo đảo đi xuống giường, những viên thuốc vương vãi trên bàn và trên sàn nhà, biểu tượng kỳ quái xuất hiện trong tất cả các màn hình trong nhà, đôi bốt lông được để ngay ngắn bên chiếc trường kỷ. Trên lò sưởi là tấm ảnh của một cặp đôi và một cô bé, Victoria cầm lấy tấm ảnh bé gái, ngỡ là con gái mình. Cô chạy ra ngoài nhưng xung quanh mọi người dường như bị một thế lực nào đó tấn công, tất cả những gì bọn họ quan tâm là cầm chiếc điện thoại và quay phim. Không ai đáp lời cô, không ai hỏi chuyện cô. Bỗng một chiếc xe dừng lại, gã đàn ông đeo chiếc mặt nạ có biểu tượng kỳ lạ mà cô thấy trên những chiếc màn hình trong nhà mình bước xuống xe, bỗng hắn giương súng về phía cô và cuộc rượt đuổi bắt đầu. Victoria phải chạy đua để giữ lấy mạng sống của mình với ký ức mơ hồ, đứt đoạn và một thế giới toàn những kẻ săn đuổi – bọn người đi truy lùng, dọa dẫm và giết chết những người bị săn và bọn người xem – những kẻ bàng quan với mọi thứ và chỉ giữ chiếc điện thoại trên tay mà quay phim.

Đọc tiếp “[BLACK MIRROR] WHITE BEAR – CÔNG LÝ TRỪNG PHẠT KHÔNG PHẢI LÀ CÔNG LÝ”

SEOBOK (2021) – THAM VỌNG NHƯNG CHƯA TỚI

Rating: 2.5 out of 5.

Người nhân bản không phải là concept mới trong điện ảnh, tuy nhiên, đây là lần đầu tôi thấy điện ảnh Hàn Quốc “đề cập” đến vấn đề này, âu cũng là một điểm mới. Bộ phim mới nhất của đạo diễn Lee Yong-ju gây chú ý về sự táo bạo, mới mẻ, kịch tính của đề tài ông chọn.

Seobok là một mẫu vật nhân bản vô tính được tạo ra bởi một siêu dự án bí mật được kỳ vọng trở thành lời giải cho sự trường thọ của con người. Tuy nhiên, sự tồn tại của Seobok cũng tiềm tàng những mối đe dọa về an ninh, khủng bố, và đặc biệt là sẽ gây chấn động nền khoa học thế giới con người. Trong bối cảnh đó, việc bảo vệ bí mật của dự án và đảm bảo sự an toàn cho Seobok là nhiệm vụ tối quan trọng được đặt ra cho Cơ quan Tình báo Hàn Quốc. Dĩ nhiên, theo logic thông thường của những bộ phim cùng thể loại hoặc tương tự, giám đốc tình báo tìm đến một mật vụ về vườn, người đang phải sống với căn bệnh hiểm nghèo chết người và sự cắn rứt lương tâm do những sai lầm quá khứ – Min Gi-heon (Gong Yoo). Gi-hoen nhận nhiệm vụ hộ tống và bảo vệ Seobok (Park Bo-gum) di chuyển đến một căn cứ an toàn khác của dự án để đổi lấy việc anh sẽ được chữa khỏi căn bệnh ung thư nguyên bào thần kinh nhờ vào những tế bào gốc được sản sinh từ Seobok. Nhưng con đường của Seobok và Gi-heon không dễ dàng như thế khi mà thứ đang đón chờ bọn họ phía trước là những âm mưu chính trị bẩn thỉu, lòng tham và sự ích kỷ của con người.

Ảnh: https://www.thestar.com.my/

Seobok thể hiện khát vọng bất tử của con người, nhưng sâu xa hơn thế là khát vọng nắm được sự vận hành của vũ trụ, khát vọng vượt lên trên nỗi sợ cái chết, kiểm soát thời gian. Cùng với khát vọng nó, sự ra đời của Seobok cũng đặt ra vấn đề đạo đức. Nếu như con người bất tử, thì khi đó, thế giới sẽ không còn chỗ cho tình yêu thương hay sự cảm thông nữa mà chỉ còn lòng tham, quyền lực ngự trị, đó cũng là lúc thế giới diệt vọng. Nghịch lý của sự bất tử là ở chỗ đó. Sự tồn tại của Seobok vừa mang đến hy vọng cũng vừa là mối đe dọa cho nhân loại bởi vì con người vốn dĩ là một giống loài tham lam “điếc không sợ súng”, chúng ta có vô vàn bài học nhãn tiền nhưng luôn sẵn sàng bỏ qua tất cả để lấp đầy sự tham lam vô độ của mình.

Đọc tiếp “SEOBOK (2021) – THAM VỌNG NHƯNG CHƯA TỚI”

LOVE, DEATH & ROBOTS (2019)

Trong khuôn khổ của chuyến review lại những phim ấn tượng nhất 2019 của tôi thì không thể không nhắc đến Love, Death & Robots (2019) – một series gốc của Netflix, và ngay từ lần đầu xem, nó đã trở thành một trong những series yêu thích nhất của tôi. Love, Death & Robots (2019) là một series hoạt hình dành cho người lớn … Đọc tiếp LOVE, DEATH & ROBOTS (2019)