5 LÝ DO KHIẾN HOSPITAL PLAYLIST TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG BỘ PHIM HÀN QUỐC HAY NHẤT

….trong 10 năm trở lại đây Kể từ khi ra mắt trên Netflix lần đầu vào năm 2020, Hospital Playlist đã trở thành một hiện tượng phim truyền hình trên khắp châu Á. Với thói quen luôn né tránh những bộ phim quá nổi tiếng, phim truyền hình và phim truyền hình Hàn Quốc, ban đầu Hospital Playlist hội đủ tất cả các yếu tố … Đọc tiếp 5 LÝ DO KHIẾN HOSPITAL PLAYLIST TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG BỘ PHIM HÀN QUỐC HAY NHẤT

KHI NHỮNG TÂM HỒN BỊ TỔN THƯƠNG TÌM THẤY NHAU, TÌNH YÊU VÀ CHỮA LÀNH

Những năm qua, cứ mỗi lần xem April Snow (2005) là tôi lại nhớ đến In the Mood for Love (2000) và ngược lại. Dù phim của họ Vương và của Hur Jin-ho được làm với hai mạch truyện và cách kể hoàn toàn khác nhau nhưng đây vẫn là điển hình của việc cùng một câu chuyện nhưng cách kể khác nhau sẽ mang đến những hiệu ứng tâm lý hoàn toàn khác.

Chuyện phim đều khởi đầu bằng việc người chồng, người vợ phát hiện ra người bạn đời của mình đã lén lút qua lại sau lưng họ từ lâu. Trong April Snow (2005), Seo-young (Son Ye-jin) và In-su (Bae Yong-jun) gặp nhau lần đầu ở bệnh viện khi chồng và vợ của họ cùng gặp tai nạn trên cùng chuyển xe. Vụ tai nạn trớ trêu đã tiết lộ bí mật của hai kẻ phản bội. Còn trong In the Mood for Love (2000),  Tô Lệ Trân (Trương Mạn Ngọc) và Châu Mộ Văn (Lương Triều Vỹ) chỉ phát hiện ra sự thật phũ phàng khi hai nhà sống chung một tòa nhà và thường trực cô đơn bởi người bạn đời vắng mặt. Khởi đầu, cả Seo-young và In-su, Tô Lệ Trân và Châu Mộ Văn đều kiệm lời với nhau dù họ giáp mặt không ít lần. Sự im lặng phủ đầu khiến mạch phim trở nên chậm rãi hơn hẳn và gây cho người ta một cảm giác bức bối vô hình, khát khao được đẩy nhanh để vén mở bức màn hé lộ câu chuyện phía sau. Dần dà, khi những bí mật về sự phản bội bị hé lộ, nỗi đau trở nên quá sức chịu đựng, hai con người đều bị tổn thương, cô đơn đã tìm đến nhau. Nhưng khác với mối quan hệ trong sáng của Châu – Tô, In-su và Seo-young lại mãnh liệt và rạo rực hơn. Hai câu chuyện và hai cung cách hành xử đại diện cho những thái cực khác nhau trong thái độ của con người khi đứng trước sự phản bội và thất vọng sâu sắc.

In the Mood for Love (2000), họ Vương trung thành với sắc đỏ để làm bật lên khát khao không thành càng nhấn rõ hơn nỗi cô đơn của con người. Cái rền rứ, giằng co giữa việc phá vỏ cái rào cản đạo đức để đến bên nhau đã đè nén những khát, khao đam mê, tình yêu của hai nhân vật. Dưới tấm màn đỏ chói, rực cháy yêu đương và nồng nàn, họ lại đơn giản là không thể tiến thêm một bước nữa. Với April Snow (2005), sự giằng xé lại đến từ trong mỗi cuộc tình của họ, rõ ràng là yêu nhau nhưng lại không thể nào trọn vẹn. Màu trắng trong của tuyết phủ lên bộ phim giống như xóa nhòa mọi ranh giới nhưng đồng thời lại mang theo cảm giác cô đơn, lạnh lẽo và lặng lẽ. Giống như sự im lặng của mùa đông. Con người trong cái lạnh đó dường như trở nên bé nhỏ và mờ nhòe hơn. Một chút sắc vàng ấm chỉ xuất hiện khi Seo-young và In-su được gặp nhau đôi lúc và lại lập tức trở lại màu trắng kia khi họ trở về với cuộc sống, thực tại day dứt của mỗi người. Hur Jin-ho nhấn mạnh vào cái lưỡng nan của sự bội phản và hồi phục sau đó.

Đọc tiếp “KHI NHỮNG TÂM HỒN BỊ TỔN THƯƠNG TÌM THẤY NHAU, TÌNH YÊU VÀ CHỮA LÀNH”

MINARI (2020) – MẶT TRÁI CỦA KHÁT VỌNG, NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ CŨ

Rating: 4 out of 5.

Bộ phim mở đầu bằng cảnh một gia đình nhỏ với hai vợ chồng và cậu con trai đang trên đường đi tới một nơi nào đó, theo sau họ là một chiếc xe tải chở đồ đạc, cậu con trai đang gà gật ở phía sau và người vợ thì trông có vẻ gì đó vừa chờ mong, vừa lo lắng. Dường như họ đang chuyển nhà, và đó dường như là một gia đình có vẻ yên ấm cho đến khi họ đến ngôi nhà container nằm trơ trọi giữa một cánh đồng hoang vu, đến cầu thang để vào nhà còn chẳng có. Xung đột xảy ra ngay sau đó là một tất yếu dù cái xung đột đó chỉ như một cơn sóng ngầm, sự bất mãn của người vợ hiện lên không rõ nét mà chỉ qua một câu nói: “Anh đã hứa với em hơn thế”.

Photo: Minari (2020)

Trong suốt 120 phút sau đó, bộ phim mở ra cho chúng ta câu chuyện một gia đình Mỹ-Hàn điển hình. Gia đình Jacob (Steven Yuen) và Monica Yi (Yeri Han) cùng hai đứa con chuyển từ California đến vùng nông thôn Arkansas mang theo ước mơ của người bố là mở một trang trại trồng các loại nông sản Hàn Quốc để cung cấp cho những người di dân giống như họ. Để có tiền làm trang trại, họ dùng hết số tiền tiết kiệm trong nhà và cả số tiền kiếm được từ công việc toàn thời gian tẻ ngắt là phân loại giống gà. Tuy nhiên, cuộc sống cô đơn và mệt mỏi với công việc tẻ ngắt, người chồng gia trưởng chỉ biết vùi đầu vào công việc và chăm sóc hai đứa con David (Alan Kim) và Anne (Noel Cho) khiến cho Monica ít khi nở nụ cười. Để vợ bớt sầu muộn, Jacob đồng ý đón mẹ vợ từ Hàn Quốc tới sống chung với gia đình họ, vừa để Monica có một người bạn lớn bầu bạn và vừa để giúp họ chăm sóc hai đứa trẻ con. Nhưng sự xuất hiện của bà ngoại Soon-ja (Yuh-jung Youn) đã khiến cho gia đình xáo trộn hơn. Những đứa cháu sinh ra và lớn lên ở nền văn hóa Mỹ không thể chấp nhận được sự xuất hiện của người bà có phần phiền phức từ Hàn Quốc, bọn trẻ con cho rằng chính bà là người khiến cho bố mẹ cãi nhau, và chúng chẳng thể quen với người bà bỗ bã, thích nói bậy, thích cưng nựng mấy đứa cháu, ép David phải uống thứ nước bổ màu nâu đắng nghét – điểm đặc trưng của những người bà Hàn Quốc.

Photo: Minari (2020)

Truyện phim dẫn dắt chúng ta qua từng mâu thuẫn trong những gia đình nhập cư, nơi mà những mâu thuẫn không chỉ gói gọn trong bình diện gia đình nữa mà trở thành những xung đột văn hóa, xung đột tư tưởng. Dễ dàng có thể thấy được điều đó ở đoạn Monica hỏi người đồng nghiệp làm cùng trang trại gà của mình, cũng là một người Hàn Quốc, rằng ở nơi họ sống có nhà thờ Hàn Quốc không? và tỏ ra thất vọng khi người đồng nghiệp nói rằng không có vì cộng đồng người Hàn ở đây quá ít ỏi. Và sự lạc lõng hiển hiện rõ giữa gia đình Yi và những người dân địa phương khi họ đi lễ nhà thờ. Người dân địa phương nhìn gia đình người châu Á giống như một điều kỳ lạ, ánh nhìn dành cho những kẻ lạc loài, những ánh nhìn đâm vào lòng người ta cái cảm giác vừa ngượng ngập vừa tự ti. Ngược lại, gia đình nhà Yi hẳn cũng cảm thấy khó khăn khi phải hòa nhập với những người hàng xóm Mỹ, chưa kể việc nghe cha xứ giảng đạo có thể là khó khăn đối với người vợ, rào cản ngôn ngữ góp phần khiến cho cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn khi Monica Yi không có một người bạn cùng tuổi để sẻ chia những khó khăn trong cuộc sống.

Đọc tiếp “MINARI (2020) – MẶT TRÁI CỦA KHÁT VỌNG, NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ CŨ”

SEOBOK (2021) – THAM VỌNG NHƯNG CHƯA TỚI

Rating: 2.5 out of 5.

Người nhân bản không phải là concept mới trong điện ảnh, tuy nhiên, đây là lần đầu tôi thấy điện ảnh Hàn Quốc “đề cập” đến vấn đề này, âu cũng là một điểm mới. Bộ phim mới nhất của đạo diễn Lee Yong-ju gây chú ý về sự táo bạo, mới mẻ, kịch tính của đề tài ông chọn.

Seobok là một mẫu vật nhân bản vô tính được tạo ra bởi một siêu dự án bí mật được kỳ vọng trở thành lời giải cho sự trường thọ của con người. Tuy nhiên, sự tồn tại của Seobok cũng tiềm tàng những mối đe dọa về an ninh, khủng bố, và đặc biệt là sẽ gây chấn động nền khoa học thế giới con người. Trong bối cảnh đó, việc bảo vệ bí mật của dự án và đảm bảo sự an toàn cho Seobok là nhiệm vụ tối quan trọng được đặt ra cho Cơ quan Tình báo Hàn Quốc. Dĩ nhiên, theo logic thông thường của những bộ phim cùng thể loại hoặc tương tự, giám đốc tình báo tìm đến một mật vụ về vườn, người đang phải sống với căn bệnh hiểm nghèo chết người và sự cắn rứt lương tâm do những sai lầm quá khứ – Min Gi-heon (Gong Yoo). Gi-hoen nhận nhiệm vụ hộ tống và bảo vệ Seobok (Park Bo-gum) di chuyển đến một căn cứ an toàn khác của dự án để đổi lấy việc anh sẽ được chữa khỏi căn bệnh ung thư nguyên bào thần kinh nhờ vào những tế bào gốc được sản sinh từ Seobok. Nhưng con đường của Seobok và Gi-heon không dễ dàng như thế khi mà thứ đang đón chờ bọn họ phía trước là những âm mưu chính trị bẩn thỉu, lòng tham và sự ích kỷ của con người.

Ảnh: https://www.thestar.com.my/

Seobok thể hiện khát vọng bất tử của con người, nhưng sâu xa hơn thế là khát vọng nắm được sự vận hành của vũ trụ, khát vọng vượt lên trên nỗi sợ cái chết, kiểm soát thời gian. Cùng với khát vọng nó, sự ra đời của Seobok cũng đặt ra vấn đề đạo đức. Nếu như con người bất tử, thì khi đó, thế giới sẽ không còn chỗ cho tình yêu thương hay sự cảm thông nữa mà chỉ còn lòng tham, quyền lực ngự trị, đó cũng là lúc thế giới diệt vọng. Nghịch lý của sự bất tử là ở chỗ đó. Sự tồn tại của Seobok vừa mang đến hy vọng cũng vừa là mối đe dọa cho nhân loại bởi vì con người vốn dĩ là một giống loài tham lam “điếc không sợ súng”, chúng ta có vô vàn bài học nhãn tiền nhưng luôn sẵn sàng bỏ qua tất cả để lấp đầy sự tham lam vô độ của mình.

Đọc tiếp “SEOBOK (2021) – THAM VỌNG NHƯNG CHƯA TỚI”

The Classic (2003) – Một đời sâu nặng

Nhớ khi xưa tôi từng đọc truyện ngắn nọ, trong đó có một câu này khiến tôi nhớ mãi: “Một vạn lần ân và ái không bằng một cái nắm tay”. Chúng ta, ở thời đại này, thường khó mà hiểu hết được loại tình yêu mà chỉ có “một ánh nhìn” thôi cũng đủ để “nhớ nhau cả đời” ấy, chúng ta càng không … Đọc tiếp The Classic (2003) – Một đời sâu nặng